Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ là gì?
Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ được định nghĩa tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ là tập hợp các hoạt động bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của thiết kế để đảm bảo hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng; cụ thể:
a) Bảo dưỡng thường xuyên là hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị đã lắp đặt vào công trình được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì tài sản hạ tầng đường bộ ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh hư hỏng;
b) Sửa chữa định kỳ là hoạt động được thực hiện theo kế hoạch nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ mà bảo dưỡng thường xuyên không đáp ứng được;
c) Sửa chữa đột xuất là hoạt động phải thực hiện bất thường khi tài sản hạ tầng đường bộ bị hư hỏng đột xuất do các tác động của thiên tai, địch họa, những tác động đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột biến cần khắc phục kịp thời để bảo đảm duy trì hoạt động bình thường.
Trên đây là định nghĩa về Bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật