Dừng cấp thẻ BHYT có đúng quy định?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 46/2014/QH13; tại Khoản 1, Điều 2 và Điểm a, Khoản 1, Điều 12 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức bắt buộc phải tham gia BHYT.
Tại Điều 2 Thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định, người hưởng chế độ chính sách theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, thì được ngân sách Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí.
Tại Khoản 2, Điều 13 của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung quy định, “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”.
Do vậy, ông Tả là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT tại công ty, ngân sách Nhà nước không đề nghị cấp thẻ BHYT cho người có công là đúng quy định.
Tuy nhiên, nếu ông Tả có một trong các loại giấy tờ xác nhận là người có công với cách mạng như: Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng, Chứng nhận về Khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện, Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh hoặc giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần) theo Công văn 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì liên hệ với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để làm thủ tục đổi mã quyền lợi hưởng khám chữa bệnh BHYT từ mã quyền lợi số 3 hoặc số 4 thành mã quyền lợi số 2 nhằm hưởng mức hưởng quyền lợi cao hơn.
Thư Viện Pháp Luật