Sáp nhập công ty, lao động dôi dư giải quyết thế nào?

Bạn đọc có số điện thoại 0839251xxx gọi đến số đường dây nóng của Văn phòng TVPL Báo Lao Động hỏi: Cty bạn ký thỏa thuận sáp nhập một Cty khác từ ngày 6.12.2016. Hiện Cty cũ có 2 NLĐ dôi dư, không thể sắp xếp được công việc. Cty có được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với những người này không?

Điều 45 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì NSDLĐ kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì NSDLĐ kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì NSDLĐ trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp NSDLĐ cho NLĐ thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

Điều 49 Bộ luật lao động 2012 quy định:

 NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.  Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.  Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.

Như vậy, trong trường hợp không sắp xếp được việc làm cho hai NLĐ, Cty bạn phải cho NLĐ nghỉ việc thì phải trợ cấp mất việc làm cho những NLĐ này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập công ty

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào