Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự

Tôi tên là Nguyễn Thị Trúc, SĐT: 098***, tôi muốn hỏi: Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự được quy định như thế nào? Và được quy định ở đâu? Tôi không có điều kiện tìm hiểu về nội dung này, nhưng hiện nay gia đình tôi đang có một số vấn đề liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự nên rất mong các anh chị có thể trả lời giùm tôi. Tôi cảm ơn Ngân hàng hỏi đáp pháp luật nhiều. Chúc các anh chị ngày càng phát triển. Trân trọng!

Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Theo đó, Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Tương trợ tư pháp trong những trường hợp sau đây:

1. Khi có căn cứ cho thấy phía nước ngoài không thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho Việt Nam.

2. Việc thực hiện tương trợ tư pháp đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự, được quy định tại Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào