Quy định về tách sổ đỏ cho con thế nào?
Cần phải biết được nguồn gốc mảnh đất trên của gia đình bạn như thế nào mới có thể xác định được việc có cần có ý kiến của cả các anh chị em.
Nếu mảnh đất trên là tài sản riêng của mẹ bạn (thuộc trường hợp mẹ bạn được thừa kế, tặng cho riêng hoặc có thỏa thuận là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, hay hình thành trước khi cha mẹ bạn kết hôn) thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền tặng cho bạn mà không cần tới ý kiến của các anh chị khác.
Nếu mảnh đất trên được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của cha mẹ bạn mà không có thỏa thuận nào khác thì đó được là tài sản chung của cha mẹ bạn và mẹ bạn chỉ có quyền sở hữu một nửa mảnh đất đó. Do tài sản của mẹ bạn trong khối tài sản chung trên được xác định là là tài sản chung hợp nhất theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014. để mẹ bạn có thể tặng cho bạn 1/3 mảnh đất nêu trên thì cần phải tiến hành việc khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Những người thừa kế cần phải có mặt để thực hiện việc khai nhận tại Văn phòng công chứng nơi có tài sản. Nếu có người ở xa gặp khó khăn trong việc đi lại thì có thể ủy quyền cho một trong những người thừa kế khác.
Sau khi thực hiện xong thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế thì mẹ bạn có quyền tặng cho bạn phần đất thuộc quyền sở hữu của mình hoặc nếu có sự đồng ý của những người thừa kế khác thì bạn có quyền được nhận 1/3 trong toàn bộ mảnh đất đứng tên mẹ bạn.
Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
Bạn căn cứ những quy định trên để thực hiện cho đúng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tách sổ đỏ cho con. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật