Việc tổ chức đoàn kiểm tra nhà máy tin tiền quốc gia được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-NHNN thì việc tổ chức đoàn kiểm tra nhà máy in tiền quốc gia được quy định như sau:
a) Ra quyết định kiểm tra
(i) Đối với kiểm tra thường xuyên: Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định kiểm tra và gửi cho Nhà máy chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày kiểm tra;
(ii) Đối với kiểm tra đột xuất: Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho Nhà máy chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra;
b) Quyết định kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau:
(i) Căn cứ kiểm tra;
(ii) Nội dung, phạm vi kiểm tra;
(iii) Thời hạn tiến hành kiểm tra;
(iv) Họ tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra;
c) Thời hạn tiến hành một cuộc kiểm tra tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều nội dung, tính chất phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;
d) Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với hành vi vi phạm pháp luật của Nhà máy hoặc để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Biên bản phải có các nội dung sau:
(i) Ngày, tháng, năm lập biên bản;
(ii) Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;
(iii) Họ, tên, chức vụ của người đại diện Nhà máy;
(iv) Hành vi vi phạm pháp luật của Nhà máy hoặc thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;
(v) Xác nhận của trưởng đoàn kiểm tra và người đại diện Nhà máy. Trường hợp người đại diện Nhà máy không ký xác nhận vào biên bản, trưởng đoàn kiểm tra ghi rõ lý do vào biên bản và báo cáo người ra quyết định kiểm tra xử lý.
Việc tổ chức đoàn kiểm tra nhà máy in tiền quốc gia được quy định tại Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với nhà máy in tiền Quốc gia.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật