Nội dung kiểm tra nhà máy in tiền quốc gia là gì?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-NHNN thì nội dung kiểm tra nhà máy in tiền quốc gia được quy định như sau:
a) Kiểm tra đối với công tác quản lý tài chính kế toán của Nhà máy:
(i) Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính;
(ii) Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản; tình hình bảo toàn và phát triển vốn: tình hình thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích;
(iii) Kiểm tra báo cáo tài chính và việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật;
b) Kiểm tra đối với hoạt động in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng của Nhà máy:
(i) Kiểm tra tình hình thực hiện Hợp đồng và thanh lý Hợp đồng in đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng đã ký với Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Kiểm tra việc đấu thầu, mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ cho việc in đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng;
c) Kiểm tra công tác tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng kim loại đúc tiền hỏng;
d) Kiểm tra đối với công tác tổ chức, quản lý, điều hành, tiền lương và thu nhập của Nhà máy:
(i) Kiểm tra công tác tổ chức, tiền lương, thu nhập và việc bố trí sử dụng các nguồn lực (con người, tài sản...);
(ii) Kiểm tra công tác quản lý, điều hành của Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Nhà máy;
(iii) Kiểm tra công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các phòng và xưởng sản xuất;
đ) Kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ của Nhà máy;
e) Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên Nhà máy do Thống đốc bổ nhiệm.
Nội dung kiểm tra nhà máy in tiền quốc gia được quy định tại Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với nhà máy in tiền Quốc gia.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật