Không có người thừa kế thì di sản được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 569 Bộ luật dân sự 2015 thì một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền là bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì người bà cụ đã mất, hợp đồng ủy quyền cho bạn quản lý nhà đất đã hết hiệu lực.
Người thừa kế theo quy định của pháp luật không chỉ có hàng thứ nhất là vợ chồng, con cái, bố mẹ mà còn có hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Vì vậy, trong trường hợp vẫn còn người thừa kế thuộc các hàng thứ hai, thứ ba thì khi ủy quyền chấm dứt bạn có nghĩa vụ giao lại tài sản cho những người thừa kế đó.
Nếu hoàn toàn không có người thừa kế hợp pháp thì theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước”.
Cụ thể: Đối với tài sản là nhà, đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì quyết định xác lập quyền sở hữu nhà nước quản lý.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý di sản không có người thừa kế. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật