Trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt
Trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt được quy định tại Điều 7 Thông tư 81/2015/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt như sau:
1. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.
2. Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt theo hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
4. Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt do mình đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
Trên đây là quy định về Trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 81/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật