Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như thế nào?
Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định tại Điều 5 Thông tư 81/2015/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt như sau:
1. Quản lý tài sản thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Quản lý nguồn tài chính cho quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.
3. Quản lý việc xây dựng, ban hành, công bố và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; định mức, đơn giá, giá sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt.
4. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch, quyết định phương thức thực hiện, tổ chức thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.
5. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án, kinh phí và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt bão, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt.
6. Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
7. Lập hồ sơ theo dõi các vị trí tiềm ẩn hay xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, các vị trí có bán kính cong nhỏ làm giảm khả năng thông qua đoàn tàu; hồ sơ theo dõi số vụ tai nạn đường sắt, xác định nguyên nhân ban đầu từng vụ tai nạn.
8. Cập nhật hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt vào hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý. Thành phần và nội dung hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
9. Kiểm tra, thanh tra, giám sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt theo quy định.
10. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
Trên đây là quy định về Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 81/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật