Các biện pháp đối với người ở vùng có dịch bệnh dại ở động vật

Bạn đọc Nguyễn Bích Phương, địa chỉ mail bichphuong45****@gmail.com thắc mắc: Các biện pháp đối với người ở vùng có dịch bệnh dại ở động vật được quy định như thế nào? Tôi đang công tác tại một bệnh viên thú y tư nhân nên rất quan tâm tới vấn đề này nhưng chưa có nhiều điều kiện tìm hiểu. Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Và cho tôi hỏi vấn đề này được quy định ở đâu? Tôi xin cảm ơn!

Các biện pháp đối với người ở vùng có dịch được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật, bao gồm:

a) Những người bị chó, mèo mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh phải xử lý vết thương ngay theo hướng dẫn của y tế cấp xã; đến ngay Trung tâm Y tế dự phòng để được khám và điều trị dự phòng; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam;

b) Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện phải có đầy đủ huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng bệnh dại và tổ chức trực chống dịch;

c) Những người trực tiếp thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi có dịch phải thực hiện biện pháp phòng hộ theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về các biện pháp đối với người ở vùng có dịch, được quy định tại Nghị định 05/2007/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào