Lao động dôi dư được hưởng quyền lợi gì?
Căn cứ Điều 3, Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với NLĐ dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21.4.1998 hoặc trước ngày 26.4.2002 như sau:
Chính sách đối với NLĐ dôi dư quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 2 nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
1. NLĐ dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1, Điều 50 của Luật BHXH năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 1.1.2016), theo khoản 4, Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 1.1.2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau: a) Không bị trừ tỉ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi; b) Trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 50 của Luật BHXH năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 1.1.2016), so với quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 1.1.2016 trở về sau); c) Hỗ trợ 1 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng BHXH.
4. NLĐ dôi dư thuộc đối tượng quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều này thì thực hiện chấm dứt HĐLĐ và được hưởng các chế độ sau: a) Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động; b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau: Mức 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với NLĐ có thời gian làm việc dưới 20 năm; Mức 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với NLĐ có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm; Mức 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với NLĐ có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.
Thư Viện Pháp Luật