Xử lý tài sản doanh nghiệp để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án

Xử lý tài sản doanh nghiệp để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án Doanh nghiệp bị Ngân hàng khởi kiện ra tòa án vì không đủ khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Bản án của Tòa án quyết định doanh nghiệp phải thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc cho Ngân hàng. Trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ cho Ngân hàng thì ngân hàng có quyền và bán doanh nghiệp để đảm bảo thi hành án. Doanh nghiệp đã gửi hồ sơ phá sản cho Tòa án nhưng Tòa án vẫn chưa thụ lý. Hỏi: Các khoản nợ còn lại của doanh nghiệp sẽ giải quyết như thế nào? Ví dụ: Doanh nghiệp còn nợ lương cán bộ, công nhân viên.

Trường hợp bạn hỏi chúng tôi không có hồ sơ thi hành án; không rõ nội dung vụ việc nên chúng tôi trả lời bạn như sau:
Theo nội dung bạn cung cấp thì Tòa án chưa ra thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp của bạn. Do đó, theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự Chấp hành viên sẽ tiến hành các trình tự thủ tục kê biên bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo thi hành án. Việc thanh toán tiền thi hành án được thanh toán theo thứ tự ưu tiên thanh toán theo khoản 20 Điều 1 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014. Theo quy định này thì tiền lương được ưu tiên thanh toán trước, sau đó mới đến các khoản thanh toán khác.
Trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì việc xử lý tài sản của doanh nghiệp được thực hiện theo Điều 137 Luật thi hành án dân sự 2008 và khoản 40 Điều 1 của Luật 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự quy định tạm đình chỉ, đình chỉ và khôi phục thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản như sau:
1. Sau khi nhận được văn bản của Tòa án thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ đối với các trường hợp thi hành về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này.
Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Tòa án đang giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản về kết quả thi hành án đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản.
Việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án trong trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật phá sản. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chỉ đạo Chấp hành viên bàn giao cho Tòa án các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản phải gửi quyết định đó kèm theo toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định đình chỉ thi hành án và tiếp tục thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản còn phải thi hành đã đình chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành vụ việc theo quy định của Luật này.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào