Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức lại tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức lại tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi đang làm cán bộ tín dụng. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập tư vấn giúp. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức lại tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Ngọc Trinh (trinh****@gmail.com)

Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức lại tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 22 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng như sau:

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:

a) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục liên quan của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ đề nghị sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng;

b) Thừa lệnh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký văn bản gửi tổ chức tín dụng xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Thông tư này;

c) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

(i) Văn bản gửi tổ chức tín dụng về việc chấp thuận nguyên tắc hoặc không chấp thuận nguyên tắc (trong đó nêu rõ lý do) tổ chức lại tổ chức tín dụng;

(ii) Văn bản chấp thuận tổ chức lại tổ chức tín dụng; sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng sau sáp nhập; cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hợp nhất; cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý; xác nhận đăng ký Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng sau tổ chức lại;

(iii) Quyết định chấp thuận các nội dung thay đổi theo quy định của pháp luật;

d) Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm của tổ chức tín dụng trong việc chấp hành các quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền.

2. Vụ Tài chính - Kế toán:

Hướng dẫn cụ thể các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán trong quá trình tổ chức lại tổ chức tín dụng.

3. Vụ Pháp chế:

Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình tổ chức lại tổ chức tín dụng.

4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức lại tổ chức tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này;

b) Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc thực hiện tổ chức lại theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Các Vụ, Cục có liên quan của Ngân hàng Nhà nước, căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao, có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định tại Thông tư này.

Trên đây là quy định về Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức lại tổ chức tín dụng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 36/2015/TT-NHNN.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào