Xuất hóa đơn trong trường hợp trả lại hàng bị lỗi như thế nào?
Căn cứ Điểm 2.8 Phụ lục 4 Ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp như sau:
Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, công ty A bán hàng cho công ty B, khi nhận hàng, công ty B phát hiện hàng bị lỗi phải trả lại toàn bộ hàng cho công ty A thì khi xuất hàng trả lại cho công ty A, công ty B phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại cho bên A do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT; nếu bên A là đối tượng không có hóa đơn, thì khi trả lại hai bên lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản và Công ty thu hồi lại hóa đơn đã lập trước đây.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xuất hóa đơn trong trường hợp trả lại hàng bị lỗi. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 39/2014/TT-BTC để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật