Nguyên tắc bình xét thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục được quy định như thế nào?

Nguyên tắc bình xét thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập tư vấn giúp. Nguyên tắc bình xét thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Minh Trang (trang****@gmail.com)

Nguyên tắc bình xét thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục được quy định tại Điều 3 Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục như sau:

1. Việc xét khen thưởng được tiến hành khi tổng kết năm công tác hoặc năm học, tổng kết các cuộc vận động, thi đua theo chuyên đề hoặc khi phát hiện gương người tốt, việc tốt.

2. Các cuộc họp xét danh hiệu thi đua, khen thưởng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoặc thành viên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị tham dự.

3. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, ‘Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, Bằng khen Bộ trưởng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các hạng phải đạt từ 70% số phiếu đồng ý trở lên tính trên tổng số người tham gia họp hoặc được xin ý kiến.

4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước phải được các thành viên của Hội đồng bỏ phiếu kín và đạt từ 90% số phiếu đồng ý trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng cấp đó (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu).

Trên đây là quy định về Nguyên tắc bình xét thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào