Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong nạn mua bán người là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong nạn mua bán người được quy định tại Điều 15 Nghị định 09/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống mua bán người như sau:
1. Thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật phòng, chống mua bán người và các quy định khác có liên quan.
2. Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.
3. Được tuyển dụng lao động làm việc tại cơ sở. Việc tuyển dụng, sử dụng lao động thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.
4. Được huy động các nguồn tài trợ trong nước và ngoài nước để thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân.
- Ngoài ra, nội dung này còn được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân.
2. Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở.
3. Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân.
4. Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, chế độ, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng.
5. Cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan chức năng để đấu tranh phòng, chống các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống mua bán người.
6. Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa nạn nhân về nơi cư trú.
7. Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong nạn mua bán người. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại 09/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!