Ai là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự?

Ai là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự? Gia đình tôi có 5 người (bố, mẹ, chị gái, tôi và đứa em trai), mẹ tôi bị mất năng lực hành vi dân sự, bố tôi thì mới qua đời vì tuổi cao. Trong gia đình, tôi là con thứ hai, trên tôi là một chị gái (đã thành niên, anh rể tôi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chưa có con), dưới tôi là đứa em trai (17 tuổi), cả hai đều mắc bệnh di truyền từ mẹ và đều mất năng lực hành dân sự. Ở trường hợp này, tôi (đã thành niên, chưa lập gia đình và có thu nhập khá) có được làm người giám hộ cho: mẹ, chị gái và em trai mình được hay không? Và liệu tôi có thể là người giám hộ cho nhiều người như vậy không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người giám hộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào