Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại doanh nghiệp khác được quy định như thế nào?

Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại doanh nghiệp khác được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập tư vấn giúp. Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại doanh nghiệp khác được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Minh Tuyết (tuyet****@gmail.com)

Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại doanh nghiệp khác được quy định tại Điều 53 Nghị định 175/2013/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và được sửa đổi bởi Nghị định 69/2015/NĐ-CP như sau:

1. Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại doanh nghiệp khác do Hội đồng thành viên chỉ định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế; nhiệm kỳ của người đại diện không quá 05 năm và phù hợp với nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Trường hợp cử nhiều người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại một doanh nghiệp thì phải quy định cụ thể tỷ lệ đại diện cho từng người đại diện và phân công người đại diện phụ trách chung trong nhóm người đại diện. Người đại diện có thể được bổ nhiệm lại.

Trường hợp không cử người đại diện thì Hội đồng thành viên là người trực tiếp thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

2. Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại doanh nghiệp khác phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; là cán bộ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

b) Có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; có sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ; có uy tín đối với doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

c) Hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.

d) Có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của các doanh nghiệp mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có vốn góp; có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ở các công ty liên doanh với nước ngoài còn phải có thêm trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc với người nước ngoài trong liên doanh.

đ) Không là bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ hoặc chồng, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của những người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mà người đó được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp.

e) Không có quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mà người đó được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp, trừ trường hợp có cổ phần ở công ty được cổ phần hóa.

g) Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp.

h) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

3. Người đại diện tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) của các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của doanh nghiệp đó.

Trên đây là quy định về Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại doanh nghiệp khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 175/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào