Việc xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng trong sản phẩm thủy sản được quy định thế nào?

Việc xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng trong sản phẩm thủy sản được quy định thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trên sản phẩm thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm. Nên tôi có một thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Việc xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng trong sản phẩm thủy sản được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Kiến Hào (hao_le***@gmail.com)

Xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng trong sản phẩm thủy sản được quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:

1. Điều tra, thu thập thông tin, khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản:

Khi kết thúc vụ nuôi cuối cùng trong năm, Cơ quan giám sát chủ trì tổ chức điều tra, thu thập thông tin, khảo sát theo các bước:

a) Thu thập, thống kê thông tin về tình hình thực tế nuôi trồng thủy sản tại địa bàn quản lý;

b) Tổ chức Đoàn khảo sát thực tế tại các địa điểm chưa đủ thông tin cần thiết.

2. Xác định đối tượng thủy sản nuôi, vùng nuôi cần giám sát:

a) Tiêu chí để xác định 01 (một) đối tượng thủy sản nuôi cần giám sát trong Chương trình giám sát dư lượng bao gồm: thông tin về sản lượng thương phẩm, giá trị kinh tế và định hướng quy hoạch phát triển của loài thủy sản nuôi này trong các năm tiếp theo;

b) Tiêu chí để xác định 01 (một) vùng nuôi trong Chương trình giám sát dư lượng là khu vực nuôi trồng thủy sản sử dụng chung nguồn nước cấp có cùng nguy cơ về ô nhiễm (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật,…); nằm trên cùng một địa giới hành chính cấp huyện; phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cơ quan giám sát có đủ nguồn lực và bảo đảm khả thi trong việc triển khai Chương trình giám sát dư lượng tại địa phương;

c) Mã số vùng nuôi được quy định thống nhất theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này;

d) Vùng nuôi được giám sát phải được vẽ bản đồ, mô tả cụ thể theo Sổ tay hướng dẫn thiết lập, thực hiện Chương trình giám sát dư lượng do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành và được cập nhật khi có sự điều chỉnh, bổ sung.

3. Trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, Cơ quan giám sát xây dựng kế hoạch triển khai của năm tiếp theo tại địa bàn quản lý và báo cáo Cơ quan kiểm tra (bao gồm cả việc đề xuất bổ sung đối tượng nuôi mới, vùng nuôi mới vào Chương trình giám sát dư lượng nếu có) theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan kiểm tra tổ chức Đoàn thẩm tra thực tế các thông tin trong kế hoạch do Cơ quan giám sát báo cáo.

4. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cơ quan kiểm tra tổng hợp và thông báo kế hoạch triển khai của năm tiếp theo trên phạm vi cả nước đến Cơ quan giám sát và các cơ quan khác có liên quan để triển khai theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng trong sản phẩm thủy sản. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào