Nguyên tắc triển khai Chương trình giám sát dư lượng trong sản phẩm thủy sản được quy định như thế nào?

Nguyên tắc triển khai Chương trình giám sát dư lượng trong sản phẩm thủy sản được quy định như thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến việc giám sát dư lượng các chất độc hại trên sản phẩm thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm, nhưng có một vài nội dung tôi còn chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Nguyên tắc triển khai Chương trình giám sát dư lượng trong sản phẩm thủy sản được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Phương Linh (linh***@gmail.com)

Nguyên tắc triển khai Chương trình giám sát dư lượng trong sản phẩm thủy sản được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:

Chương trình giám sát dư lượng được triển khai theo nguyên tắc như sau:

a) Đối tượng thủy sản nuôi được giám sát là đối tượng có sản lượng thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi của địa phương và cả nước.

b) Vùng nuôi thủy sản được giám sát là khu vực nuôi trồng thủy sản có cùng mức nguy cơ về ô nhiễm, xác định theo địa giới hành chính và phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và cả nước.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc triển khai Chương trình giám sát dư lượng trong sản phẩm thủy sản. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào