Phân chia di sản thừa kề khi người chết không để lại di chúc như thế nào?
Như thông tin bạn cung cấp thì ông ngoại bạn mất không để lại di chúc, do đó căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 675 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng thì trong đó có trường hợp không có di chúc. Như vậy, tài sản do ông bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, bà ngoại bạn và chin người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất và những người thuộc cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau (Khoản 2 Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015).
Như vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật trên thì tòa bộ di sản do ông ngoại bạn để lại bao gồm 1 căn nhà ở thị xã, 1 căn nhà ở vườn, đất ruộng 9 công sẽ được chia đều cho bà ngoại bạn và 9 người con.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phân chia di sản thừa kề khi người chết không để lại di chúc. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật