Có cần công chứng hợp đồng thuê nhà ở không?
Trong quá trình tự tìm hiểu bạn gặp phải một số khó khăn do có những quy định trái ngược trong pháp luật hiện hành về vấn đề công chứng hợp đồng cho thuê nhà ở là do từ ngày 1/7/2015, Luật nhà ở 2014 bắt đầu có hiệu lực, dẫn tới có sự khác nhau trong quy định về quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng giữa Luật nhà ở 2014 và Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng thuê nhà, mượn nhà. Cho nên bạn đang phân vân luật nào sẽ được áp dụng? Khi làm hợp đồng thuê nhà ở có cần phải công chứng nữa không? Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hình thức hợp đồng thuê nhà ở như sau: “Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định: “Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.”
Như vậy, hiện nay, hợp đồng cho thuê nhà ở, không phụ thuộc vào thời hạn thuê là bao lâu đều không bắt buộc phải công chứng. Bạn có thể tự lập hợp đồng cho thuê nhà ở theo thỏa thuận với bên thuê mà không phải công chứng hợp đồng đó. Tuy nhiên, đối với các trường hợp thuê nhà ở trong một thời gian lâu dài thì bạn có thể xem xét công chứng để đảm bảo quyền lợi, tránh trừơng hợp Hợp đồng thuê bị vô hiệu do nhiều lý do khác nhau ví như: người cho thuê nhà không phải là chủ nhà hoặc không có thẩm quyền cho thuê.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc công chứng hợp đồng thuê nhà ở. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật nhà ở 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật