Định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định hiện hành
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho người mua và nhận tiền thanh toán, còn người mua mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và thanh toán tiền hàng cho người bán.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại năm 2005.
Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật dân sự 2015: "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán".
Còn theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005: "Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận".
Như vậy hiện nay liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa có sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005, để phân biệt hai loại hợp đồng này phải căn cứ vào các nội dung cơ bản sau:
Hợp đồng mua bán hàng hóa do Luật thương mại 2005 điều chỉnh có mục đích sinh lợi, còn hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự 2015 chỉ mục đính tiêu dùng.
Về chủ thể: Hợp đồng mua bán hàng hóa trong luật thương mại chủ thể tham gia một trong các bên phải là thương nhân, còn trong hợp đồng dân sự thì không yêu cầu chỉ cần đáp ứng đủ năng lực hành vi dân sự có thể giao dịch.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ Luật Dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật