Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú sử dụng để chi cho các hoạt động nào?

Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú sử dụng để chi cho các hoạt động nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi thấy hiện nay có nhiều nghệ sĩ Việt Nam được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” nhưng quy định để được xét tặng những danh hiệu này thì tôi chưa rõ lắm. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú sử dụng để chi cho các hoạt động nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thanh Ngọc (ngoc_nguyen***@gmail.com)

Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú sử dụng để chi cho các hoạt động được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" như sau:

Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” sử dụng để chi cho các hoạt động sau đây:

a) Xây dựng, triển khai Kế hoạch xét tặng danh hiệu tại Hội đồng các cấp;

b) Trả thù lao cho các thành viên Hội đồng các cấp, thư ký và việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu;

c) Tổ chức phiên họp Hội đồng các cấp;

d) Công bố thông tin về kết quả xét tặng của Hội đồng các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;

đ) Họp báo công bố kết quả của Hội đồng các cấp;

e) Tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

g) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Mức chi cụ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các hoạt động sử dụng kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 89/2014/NĐ-CP.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào