Mối quan hệ nhân quả trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh là mối quan hệ tất yếu nội tại, có cái này ắt có cái kia. Không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thì không có tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội và vì thế nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
Ví dụ: H đang làm cỏ lúa ở người đồng, thấy có người gọi: "về ngay! Con anh bị người ta đánh chết rồi!". H vác cuốc chạy về. Thấy con mình nằm ở sân trên người dính máu. Mọi người cho biết T, con bà N đánh con N, đã bỏ chạy. H bực tức chạy sang nhà bà N tìm T nhưng không có T ở nhà, H đã dùng quốc bổ vào đầu bà N một cái làm bà N chết tại chỗ. Trường hợp này chính T mới là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng khiến H kích động về tinh thần chứ không phải bà N. Do đó hành vi giết người của H không phải là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Trường hợp người phạm tội tự mình gây nên tình trạng tinh thần bị kích động mạnh rồi giết người cũng không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Ví dụ: A và B cãi nhau rồi dẫn đến tình trạng hai người đánh nhau, A bị B đánh, về nhà bực tức uống rượu say rồi mang dao găm đến nhà B gọi B ra cổng dùng dao đâm chết B.
Nếu nạn nhân là người điên hay trẻ em dưới 14 tuổi có những hành vi làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, thì cũng không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái kích động mạnh. Bởi lẽ, hành vi của người điên và của trẻ em dưới 14 tuổi không bị coi là hành vi trái pháp luật, vì họ không có lỗi do không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do họ thực hiện.
Thư Viện Pháp Luật