Yêu cầu kỹ thuật hệ thống phanh của sơ mi rơ moóc tải được quy định thế nào?

Yêu cầu kỹ thuật hệ thống phanh của sơ mi rơ moóc tải được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Thái, đang sinh sống tại Đà Nẵng. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi yêu cầu kỹ thuật hệ thống phanh của sơ mi rơ moóc tải được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Minh Thái_098***)

Yêu cầu kỹ thuật hệ thống phanh của sơ mi rơ moóc tải được quy định cụ thể tại Điểm 2.11 Quy chuẩn quốc gia QCVN 11:2015/BGTVT về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc, theo đó:

Xe có khối lượng toàn bộ lớn hơn 0,75 tấn phải được trang bị hệ thống phanh chính và phanh đỗ. Cho phép không trang bị hệ thống phanh chính và phanh đỗ đối với các rơ moóc một trục có khối lượng toàn bộ đến 2,5 tấn trong trường hợp khối lượng toàn bộ của rơ moóc không lớn hơn 65% khối lượng của xe kéo khi đầy tải.

Hệ thống phanh chính và phanh đỗ xe phải dẫn động độc lập với nhau. Dẫn động của hệ thống phanh chính phải là loại từ 2 dòng trở lên.

Hệ thống phanh chính phải tác động lên tất cả các bánh xe.

Đối với các xe có hệ thống phanh đỗ thì cơ cấu điều khiển hệ thống phanh đỗ có thể được bố trí bên phải theo chiều tiến của xe hoặc phía sau xe và đảm bảo thao tác dễ dàng.

Khi sử dụng hệ thống phanh đỗ phải có khả năng duy trì được tính năng phanh mà không cần có lực tác động liên tục của người lái.

Liên kết điều khiển phanh giữa xe và xe kéo:

- Đối với phanh thủy lực trợ lực khí nén: phải có một đường dẫn khí nén chung.

- Đối với phanh khí nén: phải có một đường cung cấp khí nén cho hệ thống và một đường khí nén điều khiển.

- Trong trường hợp hệ thống phanh của xe có thêm các bộ phận phụ trợ khác như ABS... thì phải có thêm một đường điện điều khiển các bộ phận phụ trợ.

Bình chứa khí nén của xe có hệ thống phanh khí nén phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a. Các van phải hoạt động bình thường;

b. Khi xe được nối với xe kéo, sau tám lần tác động toàn bộ hành trình bàn đạp phanh của hệ thống phanh chính của xe kéo (không tác động vào hệ thống phanh tự động hoặc phanh đỗ) trong điều kiện thử nghiệm dưới đây, áp suất khí nén trong bình không được giảm tới mức nhỏ hơn một nửa áp suất ở lần tác động phanh đầu tiên.

c. Điều kiện thử nghiệm:

- Áp suất trong bình chứa khí nén ở thời điểm tác động phanh lần đầu tiên phải là 850 kPa;

- Không bổ sung thêm khí nén cho bình chứa trong quá trình thử;

- Áp suất trong đường điều khiển phải là 750 kPa khi tác động lên bàn đạp phanh.

 Trong điều kiện không cấp nguồn năng lượng cho hệ thống phanh của xe thì hệ thống phanh phải tự động hoạt động.

Dầu phanh hoặc khí nén trong hệ thống không được rò rỉ. Các ống dẫn phải được kẹp chặt với khung xe và không được rạn nứt.

Hiệu quả phanh chính khi thử trên băng thử:

- Chế độ thử: xe được nối với xe kéo, ở trạng thái không tải.

- Yêu cầu:

+ Tổng lực phanh chính không nhỏ hơn 50% tổng trọng lượng phân bố lên các trục của xe;

+ Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái) không được lớn hơn 25% khi được xác định theo công thức:

KSL = ((PFlớn – PFnhỏ).100%)/PFlớn

Trong đó: KSL: sai lệch lực phanh trên một trục (%);

PFlớn: lực phanh lớn;

PFnhỏ: lực phanh nhỏ.

Hiệu quả của phanh đỗ khi thử trên dốc hoặc băng thử:

- Chế độ thử: ở trạng thái không tải.

- Yêu cầu: giữ được xe ở độ dốc 20% (theo cả hai chiều dốc lên và dốc xuống) khi thử trên dốc (mặt đường phủ nhựa hoặc đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ số bám j không nhỏ hơn 0,6) hoặc tổng lực phanh đỗ không nhỏ hơn 16% tổng trọng lượng phân bố lên các trục của xe khi thử trên băng thử.

Trên đây là tư vấn về yêu cầu kỹ thuật hệ thống phanh của sơ mi rơ moóc tải. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn quốc gia QCVN 11:2015/BGTVT về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào