Cảng cá được phân loại như thế nào?
Phân loại cảng cá được quy định tại Điều 4 Nghị định 80/2012/NĐ-CP về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như sau:
1. Cảng cá loại I: Là cảng cá có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vị trí: Cảng cá xây dựng tại các cửa sông lớn, vùng vịnh hoặc hải đảo; thu hút tàu cá của nhiều địa phương, kể cả tàu cá nước ngoài, đến bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối phân phối hàng thủy sản tại khu vực hoặc gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, chợ cá của địa phương;
b) Các trang thiết bị chủ yếu, dây chuyền xếp dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa 100%;
c) Có diện tích vùng đất cảng cá từ 04 ha trở lên (đối với cảng cá tại đảo có diện tích từ 01 ha trở lên); có các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, nhà làm việc và các công trình phụ trợ đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm tại cảng, phòng chống cháy nổ;
d) Lượng hàng thủy sản qua cảng thiết kế từ 15.000 tấn/năm trở lên (đối với cảng cá tại đảo từ 3.000 tấn/năm trở lên).
2. Cảng cá loại II: Là cảng cá có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vị trí: Cảng cá xây dựng tại các cửa sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven biển hoặc hải đảo; thu hút tàu cá của địa phương và một số tỉnh lân cận đến bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối tập trung hàng thủy sản, gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của địa phương;
b) Một số trang thiết bị, dây chuyền xếp dỡ hàng hóa của cảng đã được cơ giới hóa;
c) Có diện tích vùng đất cảng cá từ 2,5 ha trở lên (đối với cảng cá ở đảo có diện tích từ 0,5 ha trở lên); có các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, nhà làm việc và các công trình phụ trợ đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ tại cảng;
d) Lượng hàng thủy sản qua cảng thiết kế từ 7.000 tấn/năm trở lên (đối với cảng cá tại đảo từ 1.000 tấn/năm trở lên).
Trên đây là quy định về phân loại cảng cá. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 80/2012/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật