Yêu cầu kỹ thuật đối với việc kiểm tra và thử nghiệm sàn nâng dùng để nâng người
Yêu cầu kỹ thuật đối với việc kiểm tra và thử nghiệm sàn nâng dùng để nâng người được quy định cụ thể tại Điểm 2.5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người, theo đó, các thiết bị an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Các sàn nâng thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các yêu cầu kiểm tra tối thiểu theo quy định của Tiêu chuẩn ISO 18893:2004 Sàn làm việc nâng di động - Nguyên tắc an toàn, kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành (ISO 18893:2004 Mobile elevating work platforms - Safety principles, inspection, maintenance and operation) và các yêu cầu thử nghiệm tối thiểu theo quy định của Tiêu chuẩn ISO 16368:2010 Sàn làm việc nâng di động - Thiết kế, tính toán, yêu cầu về an toàn và phương pháp thử (ISO 16368 Mobile elevating work platforms - Design, calculations, safety requirements and test methods).
Các quy định về kiểm tra và thử nghiệm quy định tại 02 tiêu chuẩn ISO 18893:2004 và ISO 16368:2010 có liên quan đến các tiêu chuẩn sau đây thì không bắt buộc áp dụng:
1.1. ISO 18878 Mobile elevating work platforms - Operator (driver) training (Sàn nâng di động - Huấn luyện vận hành sàn nâng).
1.2. ISO 4302 Cranes - Wind load assessment (Cần trục - Đánh giá tải trọng gió).
1.3. ISO 4305 Mobile cranes - Determination of stability (Cần trục di động - Xác định độ ổn định).
1.4. ISO 20381 Mobile eleveting work platforms - Symbols for operator controls and other displays (Sàn nâng di động - Biểu tượng cho việc điều khiển vận hành và các hiển thị khác).
1.5. IEC 60204-32:2008 Safety machinery - Electrical equipment of machines - Part 32: Requirements for hoisting machines (An toàn máy - Thiết bị điện - Phần 32: Các yêu cầu đối với máy nâng).
1.6. IEC 60947-5-1:2000 Low-voltage swichgear and controller and controlgear - Part 5-1: Control circuit devices and switching elements - Electromechanical control circuit devices (Bộ chuyển mạch và bộ điều khiển hạ thế - Phần 5-1: Điều khiển các thiết bị mạch và các bộ phận chuyển mạch - thiết bị mạch điều khiển điện cơ).
2. Lưu giữ toàn bộ các kết quả kiểm tra và thử nghiệm, tên và địa chỉ người tiến hành kiểm tra, thử nghiệm có kèm dấu và chữ ký của những người liên quan.
3. Yêu cầu đối với việc kiểm tra thiết kế.
Kiểm tra thiết kế phải được tiến hành để xác minh các sàn nâng được thiết kế đảm bảo độ an toàn cho phép. Quá trình này phải bao gồm việc kiểm tra dưới đây:
3.1. Các bản thể hiện các thông số kích, thước chính của các sàn nâng;
3.2. Mô tả về khả năng làm việc của sàn nâng;
3.3. Thông tin về vật liệu được sử dụng;
3.4. Các sơ đồ mạch điện, mạch thủy lực và khí lực sẽ được sử dụng;
3.5. Hướng dẫn sử dụng;
3.6. Các tính toán.
Các tài liệu này phải đưa ra tất cả thông tin cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra và tính toán.
4. Kiểm tra quá trình sản xuất.
Việc kiểm tra quá trình sản xuất phải xác nhận được rằng:
4.1. Các tài liệu phục vụ cho quá trình sản xuất đã đảm bảo đủ các quy định về an toàn;
4.2. Các thành phần đã phù hợp với các bản vẽ;
4.3. Dây cáp, xích và các cơ cấu thủy lực đã có các chứng nhận chất lượng;
4.4. Chất lượng các mối hàn đặc biệt trong các thành phần chịu tải đã được đảm bảo;
4.5. Kết cấu và việc lắp đặt các bộ phận (đặc biệt là các thiết bị an toàn) phù hợp theo quy định.
Trên đây là tư vấn về yêu cầu kỹ thuật đối với việc kiểm tra và thử nghiệm sàn nâng dùng để nâng người. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật