Các khoản thu được chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương gồm những nguồn thu nào?
Các khoản thu được chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước, theo đó, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này;
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
c) Thuế thu nhập cá nhân;
d) Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
đ) Thuế bảo vệ môi trường, không kể thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Đối với thuế bảo vệ môi trường thu từ xăng dầu sản xuất trong nước, việc xác định số thu phát sinh căn cứ vào sản lượng do doanh nghiệp đầu mối bán ra trên thị trường và tỷ trọng tổng sản lượng xăng dầu sản xuất trong nước và tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.
Trên đây là tư vấn về các khoản thu được chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật