Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ được quy định như thế nào?
Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ được hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 293/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
1. Văn phòng Quỹ được trích để lại một phẩy hai phần trăm (1,2%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định, số tiền còn lại, Văn phòng Quỹ phải nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Văn phòng Quỹ mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.
2. Đối với đơn vị đăng kiểm
a) Đơn vị thu phí được trích để lại một phẩy hai phần trăm (1,2%) số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu để chi cho các nội dung sau:
- Trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định;
- Trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm (3%) số tiền phí được để lại, để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ (bao gồm: chi phí xây dựng phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu, thuê bao đường truyền internet dành riêng, tập huấn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra và các chi phí có liên quan khác) của hệ thống đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc.
b) Trả lại tiền phí đối với các trường hợp không chịu phí quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
c) Số tiền còn lại (sau khi trừ số tiền quy định tại điểm a và điểm b Khoản này) tổ chức thu phí chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam (việc chuyển tiền có thể thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại). Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.
3. Cục Đăng kiểm Việt Nam và Văn phòng Quỹ thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTCngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; nộp số tiền phí còn lại (quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này) vào ngân sách nhà nước theo Chương của Bộ Giao thông vận tải, Tiểu mục 2301 phí thuộc lĩnh vực đường bộ; để chi cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu giao thông đường bộ theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan về Quỹ bảo trì đường bộ.
4. Số tiền được để lại chi tổ chức thu: Trường hợp tổ chức thu phí hạch toán theo cơ chế tài chính doanh nghiệp, số tiền phí được để lại là doanh thu của đơn vị; trường hợp tổ chức thu phí là đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, số tiền phí được để lại được hòa chung vào nguồn kinh phí của đơn vị và quản lý, sử dụng theo quy định Luật ngân sách nhà nước.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, được quy định tại Thông tư 293/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật