Đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định như thế nào?
Đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định tại Điều 16 Thông tư 101/2013/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm như sau:
1. Việc đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ phải bảo đảm nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bảo toàn vốn.
2. Nguồn tiền nhàn rỗi từ Quỹ chỉ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
a) Mua trái phiếu Chính phủ với số lượng không hạn chế;
b) Mua trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh với mức tối đa không quá 5% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ tại một doanh nghiệp và không vượt quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ;
c) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với mức tối đa không quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ tại một ngân hàng thương mại và không vượt quá 50% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ. Ngân hàng thương mại nơi Quỹ gửi tiền phải là các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng thanh khoản cao theo Quy chế đầu tư Quỹ.
3. Hội đồng quản lý Quỹ và Ban điều hành Quỹ trực tiếp thực hiện hoạt động đầu tư hoặc ủy thác cho các tổ chức được phép kinh doanh đầu tư tài chính, đảm bảo an toàn tài chính theo quy định của pháp luật có liên quan và có trên năm (05) năm kinh nghiệm để thực hiện hoạt động đầu tư.
Trên đây là quy định về Đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 101/2013/TT-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật