Việc quản lý, hạch toán, chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

Việc quản lý, hạch toán, chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên khoa luật ĐH Đà Lạt. Hiện em đang học môn luật ngân sách nhà nước, có một vài thắc mắc chưa được rõ ở trên lớp cũng như qua việc nghiên cứu tài liệu. Em mong được các anh chị giải đáp giúp. Các anh chị cho em hỏi: Việc quản lý, hạch toán, chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Điều 35 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì việc quản lý, hạch toán, chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước được quy định như sau:

1. Nợ lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay được chi trả theo thực tế phát sinh và trongphạm vi dự toán.

2. Nợ gốc các khoản vay đến hạn được chi trả đúng hạn phải trả theo cam kết quy định, hợp đồng đã ký và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.

3. Hạch toán các khoản chi trả nợ:

a) Các khoản chi trả nợ lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay được hạch toán vào chi ngân sách nhà nước;

b) Các khoản chi trả nợ gốc được hạch toán giảm số dư nợ của ngân sách nhà nước, không hạch toán vào chi ngân sách nhà nước;

c) Giao Bộ Tài chính quy định chi tiết hạch toán chi trả nợ gốc; chi trả nợ lãi, phí và các chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của ngân sách nhà nước.

Việc quản lý, hạch toán, chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước được quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào