Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Em năm nay 17 tuổi, gì ruột em ở Mỹ muốn nhận em làm con nuôi để bảo lãnh đi Mỹ, em muốn hỏi là em có đủ điều kiện không? Và nếu có, em muốn biết hồ sơ, thủ tục nhận con nuôi có phức tạp lắm không, thời gian tối đa để hoàn thành là bao nhiêu? Chi phí về các khoản cần trả là những gì? Em cũng nghe mọi người nói là bởi vì luật pháp hai nước khác nhau nên thủ tục có hơi rườm rà nên thực sự rất lo lắng. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Căn cứ Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 về các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:

"1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.

Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi:

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Như vậy, nếu gì bạn muốn nhận bạn làm con nuôi thì gì bạn và bạn phải đảm bảo các điều kiện trên đồng thời việc nhận bạn làm con nuôi phải tuân thủ quy định pháp luật của Mỹ.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật nuôi con nuôi 2010 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào