Giải quyết lấy lại tài sản thừa kế khi có tranh chấp

Căn nhà thuộc quyền sở hữu của bà H, nhưng khi qua đời bà ta không để lại di chúc. Tới năm 1999, Bà L.A (mẹ ruột của H) và L (em gái ruột của H) đã kí giấy bán nhà cho H.A. Sau đó H.A có thế chấp nhà cho bà U. Năm 2016, Đ (con ruột bà H) mãn hạn tù về đã tự ý bán căn nhà trên (khi này bà L.A đã mất và bà L đã kí giấy không tranh chấp căn nhà với Đ). Khi bán xong, Đ đã trả lại cho bà U toàn bộ số tiền mà H.A đã thế chấp nhà. Như vậy, H.A có quyền đòi lại căn nhà của mình không và những người liên quan có bị vi phạm pháp luật gì không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Điều 679 Bộ luật Dân sự 2005 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Như vậy, khi bà H mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật, chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà H gồm bà LA ( mẹ ruột H ) và Đ ( con H ) do đó hợp đồng mua bán giữa LA và L cho HA là vô hiệu, khi hợp đồng vô hiệu, các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, vì vậy, HA không thể đòi lại căn nhà từ Đ.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giải quyết lấy lại tài sản thừa kế khi có tranh chấp. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào