Các dấu hiệu cơ bản của người phạm tội vô ý làm chết người

Các dấu hiệu cơ bản của người phạm tội vô ý làm chết người?

Dấu hiệu cơ bản của tội phạm:

- Về khách quan, người phạm tội có những hành vì tương tự hành vi của tội giết người; hậu quả xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng tương tự như đối với tội giết người.
 
Về ý thức chủ quan của người phạm tội và đây cũng là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người với tội giết người. Đó là lỗi của người phạm tội, người phạm tội vô ý làm chết người thực hiện hành vi của mình dưới hình thức lỗi vô ý bao gồm cả vô ý vì cẩu thả và vô ý về quá tự tin.
 
Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự thì vô ý phạm tội là phạm tội trong các trường hợp sau đây:
 
- Người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng vẫn cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
 
- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
 
Bô luật hình sự không quy định rõ các hình thức vô ý phạm tội nhưng căn cứ vào nội dung quy định trên, chúng ta thấy rõ có hai hình thức vô ý phạm tội mà khoa học luật hình sự gọi là vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.
 
- Vô ý vì cẩu thả là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả nguy hại cho xã hội là căn cứ hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước; ngoài ra còn phải căn cứ vào độ tuổi, trình độ nhận thức, trình độ văn hóa, tay nghề, v.v..
 
- Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra. 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người phạm tội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào