Lưu giữ hồ sơ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng máu được quy định như thế nào?
Lưu giữ hồ sơ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng máu được quy định tại Khoản 2 Điều 61 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu như sau:
a) Tài liệu liên quan đến việc nhận máu từ các cơ sở bên ngoài:
- Phiếu giao nhận máu, chế phẩm máu;
- Phiếu trả máu, chế phẩm máu (nếu có).
b) Tài liệu liên quan việc nhận máu từ các khoa, phòng trong nội bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Phiếu dự trù máu, chế phẩm máu;
- Sổ cấp phát máu, chế phẩm máu.
c) Tài liệu liên quan đến việc xét nghiệm phát máu bảo đảm hòa hợp miễn dịch truyền máu:
- Loại, lô, hạn sử dụng, kiểm tra chất lượng sinh phẩm xét nghiệm;
- Kết quả định nhóm máu và xét nghiệm hòa hợp miễn dịch;
- Kết quả xét nghiệm sàng lọc và định danh kháng thể bất thường (nếu có).
d) Tài liệu liên quan đến sử dụng máu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: sổ dự trù, cấp phát máu, chế phẩm máu và phiếu truyền máu;
đ) Tài liệu liên quan đến việc xử lý khi có tai biến liên quan đến truyền máu:
- Tại cơ sở phát máu: báo cáo tai biến liên quan đến truyền máu; biên bản giao nhận đơn vị máu, chế phẩm máu liên quan đến tai biến; kết quả các xét nghiệm điều tra tai biến liên quan đến truyền máu theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Thông tư này;
- Tại khoa, phòng điều trị sử dụng máu: hồ sơ ghi nhận diễn biến tình trạng người bệnh và xử trí, điều trị đã áp dụng; kết quả xét nghiệm các mẫu máu, nước tiểu trước và sau khi xảy ra tai biến liên quan đến truyền máu.
Các quy trình làm việc, hồ sơ biểu mẫu ghi chép, hệ thống kiểm soát tài liệu được lưu trữ bao gồm dạng văn bản thông thường và hệ thống tài liệu điện tử.
Hồ sơ được lưu trữ 10 năm tính từ ngày cập nhật thông tin lần cuối cùng.
Hồ sơ hết hạn lưu trữ được hủy theo quy định hiện hành.
Trên đây là quy định về Lưu giữ hồ sơ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng máu. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2013/TT- BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật