Lưu giữ hồ sơ tại cơ sở truyền máu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở phát máu được quy định như thế nào?
Lưu giữ hồ sơ tại cơ sở truyền máu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở phát máu được quy định tại Khoản 1 Điều 61 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu như sau:
a) Tài liệu liên quan đến hoạt động tiếp nhận máu:
- Bảng hỏi tình trạng sức khoẻ người hiến máu theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hồ sơ sức khoẻ người hiến máu theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tài liệu liên quan đến hoạt động xét nghiệm, điều chế, bảo quản, cấp phát máu, chế phẩm máu, bao gồm:
- Mã của đơn vị máu, chế phẩm máu;
- Loại, lô, hạn sử dụng, kiểm tra chất lượng sinh phẩm xét nghiệm;
- Kết quả và kết luận xét nghiệm;
- Tài liệu về bảo quản, kiểm tra và tiêu huỷ mẫu bệnh phẩm lưu;
- Tài liệu liên quan đến chế phẩm máu từ mỗi lượt hiến máu;
- Thông tin về tên loại chế phẩm máu, phương thức điều chế, trang thiết bị, dụng cụ sử dụng, mã hiệu, nhóm máu, ngày điều chế, ngày hết hạn sử dụng, tên cơ sở lấy máu, xét nghiệm và điều chế.
Các quy trình làm việc, hồ sơ biểu mẫu ghi chép, hệ thống kiểm soát tài liệu được lưu trữ bao gồm dạng văn bản thông thường và hệ thống tài liệu điện tử.
Hồ sơ được lưu trữ 10 năm tính từ ngày cập nhật thông tin lần cuối cùng.
Hồ sơ hết hạn lưu trữ được hủy theo quy định hiện hành.
Trên đây là quy định về Lưu giữ hồ sơ tại cơ sở truyền máu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở phát máu. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2013/TT- BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật