Hỏi về cách tính thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo như thông tin anh trình bày thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội của anh ngắt quãng giữa các giai đoạn vì vậy văn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: "Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội."
Vì vậy, cần xem xét các giai đoạn anh có thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội
- Từ tháng 3/1988 đến 06/1991 là Quân nhân phục vụ trong QĐND Việt nam và giai đoạn tháng 09/1991 tôi thi đỗ vào trường Trung học chuyên nghiệp ngoài Dân sự. Theo chế độ lúc đó Tôi được đổi quyết định xuất ngũ thành quyết định chuyển ngành về trường tôi đã trúng tuyển.Trong thời gian trúng tuyển tôi được hưởng chế độ sinh hoạt phí chứ không phải học bổng như các bạn khác. Vì vậy, thời gian anh học vẫn được coi là quân nhân.
Như vậy, giai đoạn này anh là quân nhân tham gia trong quân đội như vậy, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ - CP:
Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Điều 49 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 139 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006
Như vậy, thời gian anh phục vụ trong quân đội được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Tiếp theo tháng 6 năm 1994 Tôi được tuyển dụng vào một doanh nghiệp nhà nước từ đó đến nay Cơ quan tôi đóng BHXH đầy đủ.
Căn cứ Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
“Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”
Từ những trình bày trên, bạn có thể cộng nối các giai đoạn tham gia bảo hiểm xã hội của mình.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cách tính thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật bảo hiểm xã hội 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật