Sao giữ sổ BHXH của người lao động?

Ông Lê Đình (hoangle***[email protected]) thắc mắc: “Tôi làm việc tại một trường tiểu học quốc tế theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn 2 năm (kể từ ngày 1-4-2016). Khi ký HĐLĐ, tôi có ký thêm hợp đồng đào tạo, cam kết làm việc đến hết thời hạn của HĐLĐ đã ký, nếu không sẽ phải bồi thường 150 triệu đồng. Tháng 12-2016, tôi thấy công việc không phù hợp nên xin thôi việc nhưng trường yêu cầu phải đền bù số tiền trong hợp đồng đào tạo, nếu không trường sẽ không chốt và trả sổ BHXH cho tôi”.

Lý do chấm dứt HĐLĐ của ông Đình không thuộc các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định tại Bộ luật Lao động 2012, nếu trường không đồng ý mà ông vẫn nghỉ việc tức là đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; theo quy định thì phải bồi thường chi phí đào tạo cho đơn vị. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác, tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT trong thời gian đi học. Lưu ý là mức hoàn trả phải căn cứ vào chi phí đã thực hiện và có chứng từ hợp lệ chứ không được tự ý đặt ra. Mặt khác, khi chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn tất thủ tục xác nhận, trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác đã giữ của người lao động. Nếu ông không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo thì trường có thể yêu cầu tòa án giải quyết chứ không được giữ sổ BHXH của ông.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào