Cho vay với lãi suất bao nhiêu thì được coi là cho vay lãi nặng?
Thứ nhất, về việc cô và dượng bạn có đủ điều kiện mau bán nhà không, pháp luật không quy định về việc hạn chế dộ tuổi khi giao kết hợp đồng dân sự, trường hợp căn nhà thuộc sở hữu hợp pháp của cô và dương bạn và tại thời điểm giao kết hợp đồng sang nhượng ngôi nhà thì cả hai người còn minh mẫn thì hợp đồng này hoàn toàn hợp pháp cả về chủ thể giao kết, nội dung, đối tượng và hình thức.
Thứ hai, giấy sang nhượng trên đã được công chứng thì người được nhận chuyển nhượng hoàn toàn có quyền đứng tên chủ sở hữ căn nhà.
Thứ ba, việc anh rể bạn mượn sổ hồng của cô dượng bạn để làm tài sản đảm bảo cho việc vay 300 triệu đồng là sự thỏa thuận miệng giữa 3 người, nhưng trên thực tế thì hai eben lại không làm hợp đồng vay có thế chấp mà lại làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên trong hợp đồng cũng đã ký vào và được công chứng chứng thực. Vậy số tiền 300 triệu đồng đó có được xác định la tiền vay hay không? Nếu bên cho vay biết rằng cô và dượng bạn có kiến thức pháp luật hạn hẹp và cố ý thay đổi hình thức và nội dung hợp đồng nhằm chiếm đoạt căn nhà thì họ có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự 1999. Mặt khác nếu bên cho vay có thỏa thuận với cô và dượng bạn về việc thay đổi từ hợp đồng vay thành hợp đồng mua, bán nhà với giá mua là 300 triệu đồng và cô, dượng bạn đồng ý ký kết với người đó về hợp đồng này thì người này sẽ không vi phạm pháp luật.
Về việc người này có phạm tội cho vay lãi nặng hay không thì với thông tin bạn cung cấp thì giữa hai bên không xác lập hợp đồng vay tài sản, không quy định về mức lãi suất nên hành vi của người này không cấu thành tội cho vay lãi nặng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về lãi suất cho vay nặng lãi. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật