Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án đầu tư công gồm những nội dung nào?

Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án đầu tư công gồm những nội dung nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên năm 4 trường Đại học Luật Hà Nội, hiện tại tôi đang làm đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đầu tư công, nhưng có một số vấn đề tôi còn chưa rõ lắm. Nên tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án đầu tư công gồm những nội dung nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Ngọc Ánh (091***)

Nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án đầu tư công được quy định tại Điều 25 Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công như sau:

1. Sự tuân thủ các thủ tục, thẩm định nội bộ, hoàn thiện hồ sơ chương trình, dự án.

2. Sự phù hợp của chương trình, dự án đối với nguồn vốn đầu tư; sự phù hợp về mục đích, đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn dự kiến sử dụng.

3. Khả năng bố trí vốn cho chương trình, dự án trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng ngành, lĩnh vực, chương trình, của từng Bộ, ngành trung ương và địa phương theo thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan.

Khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước, có phân chia cơ cấu ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, các khoản thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Việc xem xét khả năng cân đối vốn căn cứ vào dự kiến nhu cầu vốn của chương trình, dự án đầu tư công trong tổng vốn đầu tư theo từng nguồn vốn của kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, phải xem xét khả năng cân đối vốn của từng cấp ngân sách, phần vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung khác.

4. Mức vốn dự kiến bố trí cho dự án theo từng nguồn vốn và tiến độ thời gian bố trí vốn cụ thể.

5. Các ý kiến khác (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án đầu tư công. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 136/2015/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào