Xác định diện tích đất còn lại sau khi hiến tặng làm đường giao thông nông thôn
Căn cứ Điều 166, Điều 167 Luật đất đai 2013 xác định quyền của người sử dụng đất bao gồm:
- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
- Quyền chuyển đổi, chuyền nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất;
Như thế, việc người sử dụng đất hiến tặng đất của mình cho nhà nước để làm đường được nhà nước khuyến khích. Căn cứ khoản 4 Điều 146 Luật đất đai 2013 thì:
Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.
Như vậy, người sử dụng đất chỉ cần làm văn bản thỏa thuận với cơ quan nhà nước thì hoàn toàn có thể góp quyền sử dụng đất của mình để làm đường đi chung. Việc bạn căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới và biên bản xác định mốc giới để xác định diện tích đất đã bị giảm là hoàn toàn có căn cứ.
Tuy nhiên, nếu đây chỉ là đường đi công cộng thì ông A hoàn toàn có quyền hiến tặng quyền sử dụng đất của mình.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xác định diện tích đất còn lại sau khi hiến tặng làm đường giao thông nông thôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật đất đai 2013 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật