Đóng dấu, bấm lỗ tiền giả được quy định như thế nào?

Đóng dấu, bấm lỗ tiền giả được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Vừa qua tôi có tới ngân hàng để thực hiện một số giao dịch. Trong lúc ngồi đợi tôi thấy có một khách hàng bị lập biên bản vì phát hiện có tiền giả trong số tiền mà người đó gửi vào ngân hàng. Tôi thắc mắc không biết đóng dấu, bấm lỗ tiền giả được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Phùng Thanh (thanh****@gmail.com)

Đóng dấu, bấm lỗ tiền giả được quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng như sau:

1. Dấu tiền giả:

Dấu tiền giả hình chữ nhật; kích thước: 60mm x 20mm; phần tên đơn vị: 60mm x 7mm, phần chữ “TIỀN GIẢ”: 60mm x 13mm. Dấu tiền giả sử dụng mực màu đỏ, khó phai.

(Tên đơn vị)

TIỀN GIẢ

2. Cách thức đóng dấu, bấm lỗ tiền giả:

Đóng dấu “tiền giả” lên 2 mặt của tờ tiền giả, mỗi mặt đóng một lần và bấm 4 lỗ trên tờ tiền giả (mỗi cạnh chiều dài tờ tiền giả bấm 2 lỗ tròn cân đối bằng dụng cụ bấm lỗ tài liệu dùng cho văn phòng).

Trên đây là quy định về Đóng dấu, bấm lỗ tiền giả. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 28/2013/TT-NHNN .

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào