Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép trong quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài được quy định như thế nào?

Bạn đọc Nguyễn Trường Giang, địa chỉ mail truong_giang_097****@gmail.com hỏi: Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép trong quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào hướng dẫn về điều này? Tôi làm việc tại một ngân hàng thương mại, chi nhánh nước ngoài. Do yêu cầu công việc và cũng là sự quan tâm, tôi thường xuyên tìm hiểu các quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nhưng vẫn còn một số điều chưa rõ lắm, nêu trên. Mong các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giùm tôi. Trân trọng cảm ơn!

Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép trong quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư 12/2016/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, theo đó:

1. Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư, tài khoản ngoại tệ trước đầu tư và thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài khoản này theo quy định tại Thông tư này và quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

2. Thực hiện mở, đóng tài khoản vốn đầu tư, tài khoản ngoại tệ trước đầu tư theo đề nghị của nhà đầu tư phù hợp với quy định tại Thông tư này.

3. Chỉ thực hiện việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo yêu cầu của nhà đầu tư khi nhà đầu tư xuất trình văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước cấp cho nhà đầu tư theo quy định tại Chương III Thông tư này.

4. Xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối cho nhà đầu tư được thực hiện đúng Mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các tài liệu, chứng; từ phù hợp để xem xét, kiểm tra, đảm bảo các giao dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phù hợp với Mục đích quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 83/2015/NĐ-CP.

6. Xác nhận tài khoản và số tiền đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư để Ngân hàng Nhà nước làm cơ sở xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

7. Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Chương VII Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Trường hợp tổ chức tín dụng được phép đầu tư ra nước ngoài mở tài khoản vốn đầu tư, tài khoản ngoại tệ trước đầu tư tại chính tổ chức tín dụng đó, tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại Thông, tư này.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép trong quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, được quy định tại Thông tư 12/2016/TT-NHNN. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào