Hồ sơ thanh toán chênh lệch chi phí khám bệnh BHYT

Ông Đỗ Hưng (TP. Hà Nội) làm thủ tục thanh toán lại phần chi phí khám bệnh vượt quá 6 tháng lương cơ sở trong năm. Theo quy định của cơ quan BHXH, ông phải cung cấp hóa đơn gốc của bệnh viện. Hiện ông Hưng mua thêm bảo hiểm sức khỏe của một công ty bảo hiểm khác và công ty cũng yêu cầu phải có hóa đơn gốc. Ông Hưng hỏi, ông phải làm thế nào để được thanh toán ở 2 nơi cơ quan BHXH và công ty bảo hiểm?

Căn cứ Điều 15 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế, Tài chính; Điểm 2, Điều 16 Quyết định 1399/QĐ-BHXH; Điều 2 Quyết định 919/QĐ- BHXH, Quyết định 1399/QĐ-BHXH và Quyết định 488/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT bao gồm:

- Các thủ tục giấy tờ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC.

-  Giấy ra viện.

- Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan).

Theo quy định tại Mục 4 Công văn 4262/BHXH-CSYT ngày 28/10/2016 của BHXH Việt Nam, người bệnh được thanh toán lại phần chênh lệch vượt quá 6 tháng lương cơ sở (7.260.000 đồng) và được cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm kể từ thời điểm nhận hồ sơ đề nghị của người bệnh.

Như vây, BHXH TP. Hà Nội giữ hóa đơn bản chính của bệnh nhân để làm căn cứ thanh toán phần chênh lệch vượt quá 6 tháng lương cơ sở theo đúng quy định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào