Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
Việc kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án hành chính đã khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 115 Luật Tố tụng hành chính 2015. Theo quy định này, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án hành chính đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp.
Tuy nhiên, có một số trường hợp mặc dù vụ án đã bị Toà án đình chỉ, nhưng sau đó người khởi kiện có yêu cầu khởi kiện lại thì Toà án vẫn thụ lý, giải quyết, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Cụ thể quy định tại Điều 144 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
- Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 123, điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 143 của Luật này và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Tố tụng hành chính 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật