Quy định về yêu cầu giám định tiền giả, tiền thật

Tôi có vay tiền của một người quen chia làm ba đợt và tôi đã trả đủ đợt 1 và 2 chỉ còn nợ đợt 3 (có biên nhận). Nay người cho vay tiền chết thì vợ, con họ kiện tôi ra tòa đòi nợ cả đợt 3 và 4 và họ đưa cho tòa giấy biên nhận nhưng có viết thêm ở phần sau. Tôi nghi ngờ giấy này là giả vì tôi chỉ còn thiếu nợ đợt 3 là 60 triệu đồng. Tôi là bị đơn thì tôi có quyền yêu cầu tòa giám định biên nhận nói trên để phân biệt thiệt, giả được không? Thai Thi Huyen (thaithihuyen***6@gmail.com)
Theo Khoản 1 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Do đó, nếu bạn có cơ sở nghi ngờ giấy biên nhận tiền do phía nguyên đơn cung cấp cho toà án là giả thì bạn làm đơn đề nghị tòa án trưng cầu giám định đối với giấy biên nhận này. Trong đơn đề nghị bạn cần trình bày cơ sở, căn cứ mà bạn cho rằng giấy biên nhận, yêu cầu tòa án trưng cầu giám định nội dung chữ ký, chữ viết…

Ngoài ra, khi tòa án trưng cầu giám định thì tòa án sẽ thông báo cho bạn về nộp tiền tạm ứng chi phí giám định. Nếu như kết quả giám định của tổ chức giám định xác định biên nhận tiền này giả thì bạn không phải nộp tiền chi phí giám định. Ngược lại, nếu kết quả giám định biên nhận tiền là thật thì bạn phải chịu tiền chi phí giám định. 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về yêu cầu giám định tiền giả, tiền thật. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào