Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường trong lĩnh vực y tế

Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường theo quy định tại Điều 91 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, vậy Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với tất cả các hành vi quy định từ Mục 1 đến Mục 3? Nếu trong đó có hành vi đi sâu vào chuyên ngành y tế thì có được xử phạt không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Điều 91 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường như sau:

"1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.

3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”

Theo quy định trên, thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP thì quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với các các hành vi đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, tùy thuộc vào từng hành vi mà người có thẩm quyền xử phạt cũng khác nhau. Nếu là các hành vi chuyên sâu vào ngành y tế mà không quy định  thẩm quyền cho quản lý thị trường theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP thì quản lý thị trường không có thẩm quyền xử phạt. 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường trong lĩnh vực y tế. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 176/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào