Có mấy loại dải phân cách trong giao thông đường bộ?

Có mấy loại dải phân cách trong giao thông đường bộ? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Tiến, đang sinh sống ở Vũng Tàu. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi có mấy loại dải phân cách trong giao thông đường bộ hiện nay? Đó là những loại nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Minh Tiến_096***).

Các loại dải phân cách trong giao thông đường bộ được quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được và để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.

Dải phân cách có 02 loại là dải phân cách cố định và dải phân cách di động.

- Dải phân cách cố định là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định gồm các loại cơ bản sau:

+ Dải phân cách dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây (đối với dải phân cách rộng), có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;

+ Dải phân cách có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;

+ Dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m - 0,8 m, tối đa là 1,27 m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong Quy chuẩn này.

-  Dải phân cách di động là các dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0,3 m - 0,8 m xếp liền nhau hoặc có các ống thép Æ40 - Æ50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào